Chuyên mục
Kiến thức

Cách nhận biết nói dối qua tin nhắn hiệu quả

Bạn có tin rằng có một số cách nhận biết nói dối qua tin nhắn rất hiệu quả? Chúng được dựa trên tâm lý và phản ứng bất thường của những người đang cố tình lảng tránh hoặc nói sai sự thật.

Nhắn tin dường như là hình thức giao tiếp từ xa phổ biến nhất trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vậy so với việc gặp mặt trực tiếp thông thường, đối phương có dễ nói dối hơn hay không? Bài viết của vimanafs.com sẽ giúp bạn nhận ra ai đang cố tình nói dối qua cách nhắn tin bất thường của họ.

Những cách nhận biết nói dối qua tin nhắn hiệu quả

Có nhiều cách nhận biết nói dối qua tin nhắn
Có nhiều cách nhận biết nói dối qua tin nhắn

Bài viết này chỉ nhằm cung cấp những dấu hiệu nhận biết việc nói dối mà không đi sâu vào nhận định tính đúng sai. Do đó, dù bạn xác định được ai đó đang nói dối mình thì cũng đừng vội phán xét mà nên tìm hiểu rõ hơn lý do họ làm vậy.

Nếu bạn đã giữ được sự bình tĩnh, hãy đến với 9 dấu hiệu nhận biết sự “mập mờ” của những tin nhắn.

Những bài viết có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa cây thông Noel?, Các loại cây giúp dễ ngủ, Phương pháp để từ bỏ thói quen xấu

Đối phương cố thay đổi chủ đề

Đây có lẽ mà cách thường được những kẻ nói dối sử dụng khi muốn lảng tránh vấn đề. Họ sẽ “bẻ lái” vội vàng sang một vấn đề khác có tính cấp thiết hơn để khiến bạn xao nhãng.

Nói cách khác, người đó muốn bạn bị mất tập trung và cố tìm cách để không phải trả lời câu hỏi mà bạn đưa ra.

Ví dụ: 

– Tối qua anh đã đi đâu?

– Anh sang nhà bạn chơi, chắc anh quên nói với em. Mà công việc em dạo này thế nào rồi?

Đối phương khen bạn bất ngờ

Đối phương khen bạn bất ngờ là hành động đánh lạc hướng khôn ngoan
Đối phương khen bạn bất ngờ là hành động đánh lạc hướng khôn ngoan

Lời khen là một công cụ hữu ích để tạo thiện cảm hoặc thâm sâu hơn là lấy lòng người khác. Những kẻ nói dối rất biết dùng lời khen đúng thời điểm để giành quyền kiểm soát cuộc trò chuyện và “lèo lái” sang những chủ đề mới.

Ngạc nhiên thay, dẫu biết rằng đối phương có chủ đích khi làm vậy nhưng chúng ta vẫn rất thích và đôi khi mềm lòng đi. Vì thế phương pháp này có xu hướng thành công rất cao, ngoài ra họ cũng thường nắm được những bất an trong lòng bạn để đánh vào và sau đó xoa dịu để chiếm được lòng tin.

Đối phương trả lời rất mơ hồ

Đây là đặc điểm dễ nhận biết của những kẻ đang cố tình nói dối, họ sợ rằng việc nói quá chi tiết sẽ để lộ những kẽ hở và bị bắt quả tang. Câu trả lời của người đó thường rất nửa vời, cũng khó để bạn có thể xác định ngay vì thiếu thông tin.

Ví dụ:

– Tối qua anh về nhà lúc mấy giờ?

– Anh không nhớ rõ, chắc tầm nửa đêm.

Đối phương khẳng định sự trung thực của họ

Đối phương liên tục khẳng định sự trung thực cho thấy họ đang bối rối
Đối phương liên tục khẳng định sự trung thực cho thấy họ đang bối rối

Những lời lẽ cố thuyết phục để có được lòng tin của bạn thường được buông ra bởi những kẻ nói dối. Những cách diễn đạt thường thấy như “thành thật mà nói” “Tin tôi đi”, “Tôi chắc chắn không bao giờ…”, “Sao tôi có thể làm chuyện đó được!”

Một điểm đáng ngờ khác mà bạn có thể chắc chắn hành động nói dối của họ là sự lặp đi lặp lại. Đối phương có xu hướng khẳng định quá mức sự trung thực của thân thân, chuyện này xảy ra khi họ đang thực sự bối rối.

Đối phương vẽ những câu chuyện phức tạp

Khi làm được điều này, kẻ nói dối phải rất chuyên nghiệp và có khả năng giữ được sự điềm tĩnh. Họ có thể vẽ ra ngay lập tức những tình huống giả tạo nhưng lại rất hợp lý và có tính thuyết phục.

Ví dụ:

– Sao tối qua anh ở nhà mà không nghe điện thoại của em vậy?

– Ủa sao anh không nghe điện thoại kêu. Chắc là bị lỗi gì rồi, để lát nữa anh ra tiệm điện thoại hỏi người ta thử. Bữa bạn anh cũng bị vậy, hỏi ra thì mới biết sim đang bị khóa.

Đối phương vội vã kết thúc cuộc trò chuyện

Đối phương vội vã kết thúc cuộc trò chuyện là dấu hiêu đáng ngờ của việc nói dối
Đối phương vội vã kết thúc cuộc trò chuyện là dấu hiêu đáng ngờ của việc nói dối

Khi biết bản thân đang rơi vào tình trạng “nguy hiểm”, đối phương sẽ viện cớ để kết thúc cuộc trò chuyện và tỏ ra gấp gáp. Bỏ mặc bạn với những thắc mắc chưa được giải đáp.

Ngoài ra, nó còn thể hiện việc giao tiếp qua màn ảnh sẽ không còn hiệu quả. Có lẽ bạn nên đến gặp người đó trực tiếp để biết được câu trả lời.

Đối phương diễn đạt lủng củng, sai ngữ pháp

Với những kẻ ít nói dối, họ thường rơi vào trạng thái lúng túng khi phải bịa đặt sự thật. Điều đó có thể được thể hiện rõ ràng trong cách nhắn tin.

Nếu lỗi ngớ ngẩn trong câu chữ không phải là cách hành văn thông thường thì bạn có thể đoán được người đó đang cố tình nói dối.

Ví dụ:

– Tối qua anh đi đâu mà về trễ vậy?

– Anh qua nhà thằng bạn rồi đang ngủ luôn mới về đến nhà. 

Đối phương thể hiện sự quan tâm, đồng cảm

Hành vi này có vẻ khó phân biệt, vì thế những kẻ nói dối chuyên nghiệp sẽ không bỏ qua cách thức này. Để thực hiện được điều này, họ thường là những người thân thiết mới biết bạn đang lo lắng, bất an về điều gì.

Qua bài viết, chuyên mục kiến thức – vimanafs.com đã hướng dẫn cách nhận biết nói dối qua tin nhắn hiệu quả. Sự nhạy cảm của bạn đóng vai trò quan trọng nhất, tuy nhiên bạn không nên làm quá vấn đề khi chưa đủ bằng chứng mà nên âm thầm thu thập thông tin để họ không thể chối cãi.