Nguyên nhân nhiệt miệng thường gặp sẽ đến từ thói quen ăn uống hằng ngày của chúng ta, từ những thực phẩm nóng cho đến cách nhai thức ăn và vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên nhân đến từ bệnh hiếm gặp nhưng dù sao chúng ta vẫn có thể tự điều trị và phòng ngừa tại nhà.
Để nắm rõ hơn kiến thức về triệu chứng phổ biến này, mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây của vimanafs.com. Chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng ngừa để các bạn có thể áp dụng ngay lập tức.
Những nguyên nhân nhiệt miệng phổ biến nhất
Nền y học ở phương Tây cho biết, bệnh nhiệt miệng xảy ra là do cơ thể không được bổ sung đủ dưỡng chất và các loại vitamin. Từ đó nâng cao khả năng rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và gây nhiễm khuẩn ở răng miệng,…
Còn đối với Đông y, nguyên nhân nhiệt miệng là do nhiệt độc ở các tâm, can, tỳ, vị, thận. Ngoài ra nó còn bị ảnh hưởng nhiều do chế độ ăn uống. Dưới đây là những lý do cụ thể cho tình trạng này:
- Không may cắn vào má khi ăn nên gây tổn thương, dần dần phát triển thành vết loét miệng.
- Thường xuyên ăn những đồ cay nóng hoặc có nhiều Gluten khiến vùng miệng bị tổn thương.
- Vệ sinh răng miệng không cẩn thận gây xước chảy máu, sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa Sodium Lauryl Sulfate.
- Không bổ sung đủ dưỡng chất, thiếu các vitamin cần thiết như B6, B2, C, thiếu kẽm và acid folic.
- Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai, thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài.
Ngoài ra, nguyên nhân nhiệt miệng cũng đến từ một số căn bệnh khác. Tuy nhiên chúng chỉ là những phải ứng bình thường của cơ thể nên thường sẽ tự khỏi. Nếu chưa thấy dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ hơn nhé.
Những kiến thức hữu ích về sức khỏe có thể bạn sẽ cần: Cách làm giảm đau đầu tại nhà hiệu quả, Cách chống say xe khi đi đường xa, Biện pháp khắc phục khi bị khó ngủ
Cách điều trị nhiệt miệng tại nhà
Dùng nước muối súc miệng
Đây là phương pháp phổ biến mà mọi nhà đều có thể áp dụng. Hiện có rất nhiều công thức pha chế khác nhau nhưng nước muối vẫn là cách làm đơn giản mà hiệu quả nhất.
Nếu bạn mắc phải những nguyên nhân nhiệt miệng phía trên, hãy súc miệng bằng nước muối được pha theo công thức sau:
- Hòa tan khoảng 5g muối trong 230ml nước ấm.
- Dùng hỗn hợp nước muối đó để súc miệng trong vòng 30 giây
- Nên súc nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau vài giờ.
Trị nhiệt miệng bằng sữa chua
Phương pháp này được sử dụng khi nguyên nhân nhiệt miệng của bạn đến từ khuẩn H.pylori hoặc viêm ruột. Vào năm 2007, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những men vi sinh sống như lactobacillus có mặt trong sữa chua sẽ giúp ích cho việc tiêu diệt khuẩn H.pylori.
Cụ thể, các chuyên gia cũng cho biết việc ăn 245g sữa chua mỗi ngày sẽ giúp cải thiện vết thương nhiệt miệng hơn rất nhiều
Trị nhiệt miệng bằng giấm táo
Chất Acid Axetic chứa trong giấm táo được công bố là có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả. Vì thế nó chính là loại kháng sinh tự nhiên cho các vết thương ở miệng. Bạn chỉ cần pha giấm táo cùng nước với tỷ lệ 1:1 để súc miệng mỗi ngày. Hãy nhớ chọn loại giấm táo chất lượng cao nhé!
Sử dụng Baking soda
Baking Soda là chất hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị nhiệt miệng vì có khả năng cân bằng độ pH hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng cần pha loãng thành hỗn hợp tương tự nước muối với công thức 5g baking soda với 230ml nước. Sau đó súc trong 30 giây, lặp lại nhiều lần trong ngày để tình trạng nóng rát giảm nhanh hơn.
Sử dụng nước oxy già
Sử dụng Oxy già cũng là phương pháp hiệu quả và bạn có thể thực hiện hằng ngày. Hãy pha một lượng oxy già 3% và nước theo tỷ lệ 1:1, sau đó lấy tăm bông vô trùng để thấm trực tiếp vào vết lở trong miệng. Lưu ý không nên ăn uống trong vòng 1 tiếng sau khi thấm.
Một cách làm khác là pha loãng oxy già với nước để dùng làm nước súc miệng. Súc trong vòng 1 phút để các vi khuẩn bị rửa trôi, sau đó súc lại bằng nước sạch.
Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng
Sau khi nắm rõ những nguyên nhân nhiệt miệng kể trên, bạn hoàn toàn có thể rút ra được các cách phòng ngừa. Chỉ cần hạn chế tối đa các yếu tố gây bệnh, dưới đây là những biện pháp hữu hiệu nhất:
- Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Không nên làm việc căng thẳng quá sức
- Thường xuyên tập luyện thể thao rèn luyện thể chất
- Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng
- Nên chọn những thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất, tốt nhất là đồ thanh mát tự nhiên như rau, củ, quả
- Vệ sinh răng miệng đúng cách để không gây tổn thương, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
Qua bài viết, chuyên mục sức khỏe – vimanafs.com đã giúp các bạn biết đâu là những nguyên nhân nhiệt miệng mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Trong trường hợp đó, hãy áp dụng những cách điều trị phía trên, nếu tình trạng không giảm đi thì hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa nhé!