Trái cây là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho mọi người. Nhưng không phải trái cây nào cũng tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Vì người bệnh sợ đường trong hoa quả sẽ làm tăng mức đường huyết gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Cam không chỉ là hoa quả thơm ngon mà còn chứa nhiều Vitamin C và các dưỡng chất cần thiết tốt cho cơ thể. Nhưng lại chứa lượng đường khá cao. “Người mắc bệnh tiểu đường ăn cam được không?” đang là thắc mắc của nhiều người bệnh,
Thấu hiểu điều đó, Vimanafs.com sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc trên. Đồng thời, chia sẻ cách sử dụng cam để hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh.
Người mắc bệnh tiểu đường ăn cam được không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cam, nhưng không được quá mức cho phép theo yêu cầu bác sĩ.

Trong quả cam có chỉ số trung bình GI là 40, an toàn cho người mắc căn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cam vẫn chứa một lượng đường nhất định. Cụ thể: 100gram cam chứa khoảng 12-15gram đường.
Nếu bệnh nhân ăn quá nhiều cam sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng vọt, có thể xảy ra những biến chứng xấu cho cơ thể như đột quỵ,..
Lợi ích của cam với người bệnh tiểu đường

Để hiểu rõ hơn về lợi ích của cam, mời các bạn xem qua bảng thành phần dinh dưỡng chính trong một quả cam (100g) dưới đây:
Thành phần dinh dưỡng | Định lượng | Tác dụng với bệnh tiểu đường |
Năng lượng | 52 Kcal | |
Vitamin C | 59,1 mg | Hạn chế gia tăng đường huyết |
Canxi | 43 mg | Giảm tình trạng bị loãng xương ở người tiểu đường |
Chất xơ | 1,8 g | Giảm lượng đường trong máu |
Folate | 25 µg | Cải thiện tình trạng kháng insulin, kiểm soát lượng đường trong máu |
Kali | 166 mg | Ổn định đường huyết |
Vitamin B6 | 0.079 mg | Hỗ trợ sức khỏe thần kinh ở người tiểu đường |
Beta-caroten | 33μg | Chống oxy hóa |
Từ đó, người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cơm được bởi những nguyên do sau:
- Tăng sức đề kháng: Cam chứa nhiều Vitamin C, sẽ cung cấp cho cơ thể sức chống oxy hóa mạnh mẽ. Đồng thời, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động một cách mạnh mẽ.
- Ổn định huyết áp: Trong cam chứa nhiều Kali, khoáng chất, giúp cân bằng chất lỏng nội bào. Từ đó điều hòa huyết áp cho bệnh nhân.

- Bảo vệ tim mạch: Cam cũng chứa Pectin, chất xơ giúp giảm cholesterol máu, Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Cải thiện tiêu hóa: Bởi vì thuộc nhóm thực phẩm giàu chất xơ, nên cam còn có thể hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Với hàm lượng chất xơ cao cùng độ axit vừa phải nên cam sẽ kích thích dạ dày làm việc một cách hiệu quả nhất.
- Có chỉ số đường huyết thấp: Cam có chỉ số đường huyết tương đối thấp, rất phù hợp cho chế độ ăn kiêng hoặc chế độ riêng cho người mắc bệnh tiểu đường.
- Hạn chế các biến chứng xấu: Các chất flavonoid, vitamin và khoáng chất trong cam sẽ giúp giảm viêm, stress, và cải thiện insulin có trong cơ thể bệnh nhân. Giúp ổn định đường huyết, hạn chế các biến chứng xấu của bệnh nhân.

- Giúp sáng mắt hơn: Cam sẽ làm tăng nồng độ lutein trong cơ thể, chống lại các bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Ngăn ngừa các biến chứng trong võng mạc mắt.
Cách dùng cam cho bệnh nhân tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu cam mới tốt?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, để có thể đáp ứng nhu cầu về Vitamin C, hạn chế lượng crabs thì người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên:
- Ăn tối đa 3 quả cam mỗi ngày
- Uống ½ cốc cam đóng hộp
- Uống khoảng 120ml nước cam
Người bị tiểu đường có thể ăn cam chung với sữa chua không đường dưới 45g carb/ngày.
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn cam vào thời điểm nào?
- Đối với bệnh nhân tiểu đường bình thường: Khi người bệnh không có cảm giác no hay đói. Lúc đó nên uống cam. Thời điểm thích hợp nhất là uống sau 2 giờ sau mỗi bữa ăn.
- Đối với bệnh nhân tiểu đường thai kỳ: Để kiểm soát lượng đường huyết cho các mẹ bầu, nên uống sau khi ăn từ 1-2 tiếng.
Trên đây thông tin về “Người mắc bệnh tiểu đường ăn cam được không?”. Vinamafs.com hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ biết được bệnh nhân bị tiểu đường ăn cam được hay không để từ đó có thể lưu ý hơn trong việc sử dụng cam.