Chuyên mục
Sức khỏe

Người bị mỡ máu có ăn được quả bơ không?

Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển đổi các chất béo trong cơ thể. Điều đó khiến hàm lượng chất béo trong máu quá cao, các cholesterol xấu tăng lên (> 4,12mmol/L) và cholesterol tốt giảm đi (< 1 mmol/L).

Người bị bệnh mỡ máu luôn cần được kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống để giảm lipid máu và các chất béo bão hòa. Bởi chế độ ăn nghiêm ngặt, nên nhiều người luôn thắc mắc: “Người bị mỡ máu có ăn được quả bơ không?”.

Thông qua bài viết này, Vimanafs.com sẽ tổng hợp những thông tin để giải đáp thắc mắc trên. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Người bị mỡ máu có ăn được quả bơ không?

Mỡ trong máu
Mỡ trong máu

Theo các nghiên cứu tại Stockton ở bang California (Mỹ), đã phát hiện quả bơ có khả năng giảm đáng kể lượng cholesterol xấu và triglyceride nhằm bảo vệ sức khỏe tim mạch của cơ thể.

Để trả lời cho thắc mắc “Người bị mỡ máu có ăn được quả bơ không?”. Câu trả lời là có. Việc ăn bơ sẽ không làm giảm lượng cholesterol tốt trong cơ thể, mà còn duy trì lượng cholesterol bình thường của cơ thể. Bơ được xem là loại quả có chứa dồi dào khoáng chất như như canxi, kali, sắt, kẽm, photpho cùng với 14 loại vitamin. 

Người bị mỡ máu có ăn được quả bơ không?
Người bị mỡ máu có ăn được quả bơ không?

Bên cạnh đó, bơ còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, các chất béo tự nhiên có nguồn gốc thực vật (MUFA) rất tốt cho các bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ. Giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời giảm sự tích tụ của cholesterol xấu trong máu. 

Đồng thời, quả bơ rất thích hợp cho những người muốn giảm cân, kiểm soát năng lượng nạp vào cho cơ thể.

Các món ăn giảm mỡ máu từ bơ

Bệnh nhân có thể chế biến bơ thành nhiều món ăn, thức uống không những thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Vimanafs.com sẽ giới thiệu một số công thức đơn giản để mọi người có thể thực hiện mỗi ngày. 

Sinh tố bơ giảm mỡ máu

Sinh tố bơ giảm mỡ máu
Sinh tố bơ giảm mỡ máu

Đây là cách chế biến đơn giản nhất và phổ biến nhất từ quả bơ. Loại thức uống này sẽ giữ được đầy đủ vitamin và khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe cơ thể. 

Cách thực hiện:

  • Cắt bơ thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy xay.
  • Thêm sữa tươi không đường rồi xay nhuyễn.
  • Có thể thêm chuối, dâu tây vào xay chung để tăng thêm hương vị.

Salad bơ giảm mỡ máu

Salad bơ giảm mỡ máu
Salad bơ giảm mỡ máu

Bạn có thể kết hợp bơ với các nguyên liệu khác giàu chất dinh dưỡng như trứng, thịt, rau củ quả,…. để cải thiện tình trạng mỡ trong máu. Tuy nhiên, không nên kết hợp với các loại thực phẩm nhiều cholesterol như thịt mỡ, thịt đỏ,…sẽ làm tình trạng mỡ máu ngày càng xấu đi. 

Những món salad bơ tốt cho bệnh nhân mỡ trong máu:

  • Salad bơ tôm tươi
Salad bơ tôm tươi
Salad bơ tôm tươi
  • Salad bơ cà chua
  • Salad bơ trứng gà 
  • Salad bơ ức gà
  • Salad bơ cá hồi

Bơ ngâm giấm giảm mỡ máu

Món ăn tuy lạ nhưng rất ngon và rất tốt cho cơ thể. Món bơ ngâm giấm này sẽ giúp cho thực đơn ăn uống của bạn trở nên đa dạng hơn, chống ngấy cực ngon, và hỗ trợ hạ mỡ máu. Nên ăn kèm với các món thịt cá.

Bơ ngâm giấm giảm mỡ máu
Bơ ngâm giấm giảm mỡ máu

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, gọt vỏ khi bơ còn xanh.
  • Sau đó, cắt thành những miếng vừa ăn.
  • Rồi bỏ giấm, muối, chút ớt, đường vào bơ rồi trộn đều.
  • Cuối cùng, để trong tầm 30 phút là có thể ăn được.

Nem cuốn bơ xanh giảm mỡ máu

Món ăn giúp cho bạn đỡ ngấy hơn khi ăn nhiều bơ. 

Nem cuốn bơ xanh giảm mỡ máu
Nem cuốn bơ xanh giảm mỡ máu

Cách thực hiện:

  • Bước đầu, lột vỏ, cắt dọc quả bơ thành từng miếng nhỏ.
  • Sau đó trộn với ít muối.
  • Thêm các nguyên liệu như rứa, dưa chuột, rau thơm cắt dọc thành miếng như bơ.
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào bánh tráng
  • Sau đó cuộn lại như nem cuốn và thưởng thức.

Kết luận

Mỗi ngày chỉ nên ăn một quả bơ kết hợp chế độ ăn phù hợp. Điều đó, sẽ giúp bạn giảm lượng cholesterol xấu đáng kể trong máu. Đồng thời tăng khả năng cải thiện chứng rối loạn lipid máu.

Vinamafs.com hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên, đồng thời thực đơn trên là những món dễ dàng thực hiện và không gây nhàm chán. Kèm theo đó, bạn cũng cần duy trì chế độ luyện tập, uống thuốc và đi khám định kỳ theo chỉ định bác sĩ nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *