Bệnh tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, Làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Gây nguy hiểm cho bệnh nhân, có khả năng đột quỵ cao. Chính vì lý do đó, chế độ ăn của người bị bệnh tiểu đường phải hợp lý, được nghiên cứu kỹ càng.
Việc bổ sung các chất vitamin có trong rau quả và trái cây vào chế độ ăn hàng ngày của người bệnh nhân bị tiểu đường là việc quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên nên lựa chọn hoa quả nào cho bệnh nhân để phù hợp thì không phải ai cũng biết.
Vậy người bị bệnh tiểu đường có ăn táo được không? Thông qua bài viết này, Vimanafs.com sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin về việc người bị bệnh tiểu đường có ăn được táo không. Mời các bạn theo dõi nhé!
Người bị bệnh tiểu đường có ăn táo được không?

Táo có hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Là một trong những loại trái cây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bởi vì trong táo có chứa nhiều vitamin C, chất xơ cùng với các chất chống oxy hóa. Theo các chuyên gia sức khỏe, trung bình một quả táo có chứa 95 calo, 25g carbohydrate và 14% lượng vitamin C. Tất cả chất này đều cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, táo có chứa carbohydrate, ảnh hưởng đến đường máu sau mỗi bữa ăn.
Mặc dù vậy, táo vẫn là loại trái cây tốt đối với người bị bệnh tiểu đường vì lý do sau:
Chất xơ trong táo giúp ổn định đường huyết

Theo dõi lượng carbohydrate tiêu thụ là điều rất quan trọng đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Bởi vì đây là chất dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến lượng đường huyết sau ăn. Một quả táo trung bình chứa 25g carbohydrate nhưng có 4.4g chất xơ. Chất xơ sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất đường có trong táo. Bên cạnh đó, giúp đường trong máu tăng chậm và ổn định hơn sau ăn.
Đường trong táo là đường fructose

Có thể bạn chưa biết, phần lớn đường trong táo là đường fructose. Việc ăn đường fructose thay cho đường glucose và sucrose sẽ giúp lượng đường sau ăn tăng ít hơn.
Ngoài ra, trong táo có còn có hợp chất polyphenol, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và lượng đường có trong máu.
Theo chuyên gia sức khỏe, để đánh giá sự ảnh hưởng của loại thực phẩm đến lượng đường có trong máu, thông qua chỉ số đường huyết (GI) và tải trọng đường huyết (GL).
Táo có chỉ số GI và GL đều rất thấp, nên ảnh hưởng rất thấp đến với lượng đường máu sau ăn.
Giúp làm giảm sự đề kháng insulin

Việc ăn táo thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng kháng insulin, giảm lượng đường trong máu. Bởi vì do polyphenol có trong vỏ táo sẽ giúp kích thích tuyến tụy tiết ra insulin. Từ đó sẽ giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường.
Người bị bệnh tiểu đường ăn táo sao cho đúng cách?

Tuy táo không làm đường huyết tăng đột biến sau ăn. Nhưng vẫn nên cần cân bằng lượng carbohydrate từ táo với lượng carbohydrate từ các thực phẩm khác. Để đảm bảo bệnh nhân không tiêu thụ carbohydrate quá nhiều trong ngày.
Đồng thời, sau khi ăn táo, bệnh nhân nên theo dõi lượng đường huyết trong máu. Từ đó, chúng ta sẽ dễ dàng đánh giá sự ảnh hưởng của táo đến người bệnh. Qua đó mới xây dựng chế độ ăn phù hợp.
Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh nhân bị tiểu đường chỉ nên ăn một quả táo mỗi ngày. Bởi vì nếu ăn quá nhiều táo sẽ có nguy cơ làm tăng đường huyết. Để giữ lượng đường trong máu ổn định,bệnh nhân nên chia nhỏ lượng trái cây vào nhiều thời điểm trong ngày. Tránh ăn lượng lớn vào một thời điểm.
Như vậy, Vinamafs.com hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên. Kèm theo đó, bạn cũng cần duy trì chế độ luyện tập, uống thuốc và đi khám định kỳ theo chỉ định bác sĩ nhé.