Sữa chua hay yaourt là sản phẩm bơ sữa được sản xuất từ men lactic của sữa. Mọi loại sữa cũng có thể dùng để làm sữa chua. Sữa chua còn được biết là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.
Đồng thời còn giúp giảm viêm, ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa và kiểm soát được lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, sữa chua là nguồn cung cấp các chất vitamin và chất khoáng dồi dào. Tuy nhiên, người nhiều thắc mắc liệu “người bệnh tiểu đường ăn yaourt được không?”
Sau đây, Vimanafs.com sẽ cung cấp đến các bạn một số thông tin để giải đáp được thắc mắc trên. Mời mọi người cùng theo dõi nhé!
Người bệnh tiểu đường ăn yaourt được không?

Trong sữa chua luôn có dồi dào canxi, vitamin D, kali và protein,… rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời, các lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua đã được khoa học chứng minh có thể cải thiện sức khỏe của đường ruột. Bên cạnh đó, sữa chua giúp giảm mức độ kháng insulin, kháng viêm, giảm huyết áp tâm thu, kiểm soát lượng đường glucose trong máu.
Chính vì những lợi ích mà sữa chua mang lại, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên những bệnh nhân tiểu đường nên ăn thêm sữa chua trong chế độ ăn uống của mình.
Cách lựa chọn sữa chua cho bệnh nhân tiểu đường
Đối với các loại sữa chua đều có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường. Để có thể tận dụng lợi ích của sữa chua một cách tối đa, bạn hãy chú ý đến thông tin dinh dưỡng của sữa chua được in trên nhãn nhé. Đồng nghĩa, bạn nên chọn sữa chua có tổng lượng carbohydrate thấp hơn 15 gam. Mặt khác, đối với các loại sữa chua có đường, hãy chọn sữa chua có lượng đường từ 10 gam trở xuống.

Hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyên dùng những sữa chua này trong chế độ ăn:
- Sữa chua Hy Lạp: có chứa gấp đôi lượng protein so với các loại sữa chua thông thường;
- Sữa chua hữu cơ: được bằng sữa hữu cơ và các thành phần hữu cơ khác;
- Sữa chua không đường lactose;
- Sữa chua thực vật, thuần chay: được làm từ hạt điều, yến mạch, đậu nành, hạnh nhân,…;
Nên ăn tối đá 2 hũ/ngày để đảm bảo sức khỏe của người bệnh.

Bên cạnh đó, sữa chua có hai loại: loại có hương vị và loại không có hương vị. Những người mắc bệnh tiểu đường nên chọn sữa chua không có hương vị, không chất béo hoặc ít chất béo.
Bạn có thể ăn kèm yogurt với một số loại topping được ăn kèm với sữa chua như:
- Các loại quả mọng: cam, quýt, bưởi, dâu tây,…
- Các loại quả hạch: táo, lê,…
- Trái cây khô mà không chứa đường bổ sung
Chế độ ăn của bệnh nhân bị tiểu đường

Việc điều trị cho người mắc bệnh tiểu đường bao gồm 3 công việc quan trọng, không thể tách rời:
- Chế độ ăn – quan trọng nhất;
- Uống thuốc;
- Tập luyện;
Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường bắt buộc phải tuân theo những nguyên tắc sau:
- Chỉ ăn các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp như: ngũ cốc, khoai sọ, bánh mì đen,…;
- Không ăn những thực phẩm được chế biến sẵn như bánh ngọt, kẹo, chè…;
- Không được ăn kiêng quá mức rất dễ dẫn tới hạ đường huyết, đột quỵ, gây hôn mê, suy nhược cơ thể;
- Hạn chế ăn mỡ bò, lợn, không ăn phủ tạng động vật, muối, thức ăn giàu lượng calo như đồ chiên xào;
- Nên ăn thực phẩm luộc chứa nhiều chất xơ và bổ sung thêm vitamin;
Thông qua chuyên mục Sức khỏe của Vinamafs.com, với câu hỏi: “Người bệnh tiểu đường ăn yaourt được không?” đã có lời giải đáp. Để cải thiện tình trạng bệnh đái tháo đường, bạn nên ăn uống một cách lành mạnh, áp dụng lối sống khoa học và thường xuyên đi khám bác sĩ để kiểm tra nhé!