Trái cây là thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Vì trong trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và vitamin cần thiết cho hệ tiêu hóa và cơ thể con người. Tuy nhiên, trong trái cây cũng có một chứa lượng đường nhỏ, nên bệnh nhân cần phải ăn cho khoa học để tránh tăng đường huyết.
Cuộc sống bây giờ ngày càng bận rộn, khiến con người luôn chạy theo đồng tiền mà quên đi sức khỏe của chính mình. Nên vì thế chế độ ăn uống của mỗi người càng ngày càng thay đổi. Từ đó mắc các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tiểu đường
Vậy người bị bệnh tiểu đường có ăn quýt được không? Thông qua bài viết này tại chuyên mục sức khỏe, Vimanafs.com sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin về việc người bị bệnh tiểu đường ăn được quýt không. Mời các bạn theo dõi nhé!
Người bị bệnh tiểu đường ăn quýt được không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, quýt là loại quả có tác dụng chữa bệnh rất tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài việc giảm nồng độ đường trong máu một cách hiệu quả, mà còn giúp tăng cường độ nhạy của cơ thể đối insulin. Từ đó, quýt trở thành loại quả nên có trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.
Trong quýt có chứa hoạt chất naringin và neohesperidin giúp giảm lượng đường có trong máu một cách hiệu quả. Nhất là đối với bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc cơ thể kiểm soát glucose kém. Bên cạnh đó, quýt chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ cơ thể dung nạp glucose, giảm sự ảnh hưởng của bệnh đến mao mạch. Ngoài ra, quýt còn giúp tăng cường chuyển hóa lipid vì có chứa sinetrol.
Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn quýt.
Công dụng của quýt đối với sức khỏe

Đối với nhiều loại trái cây khác, quýt mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể:
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Nguồn vitamin C dồi dào có trong quýt giúp cơ thể được tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh và phòng ngừa các tác nhân gây bệnh.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Quýt chứa nhiều kali và ít natri mang lại sự ổn định về huyết áp, giúp máu trong cơ thể được lưu thông tốt hơn, phòng ngừa các nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ.
- Kiểm soát cân nặng: Với hàm lượng chất xơ và nguồn vitamin dồi dào sẽ giúp bạn lâu đói và ức chế cơ thể sản sinh ra cortisol. Từ đó quýt được xem là thực phẩm có thể ngăn ngừa các chất béo tích tụ, giảm và kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả.
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Quýt có chứa hàm lượng flavonoid, flavonoid giúp ngăn ngừa, đốt cháy chất béo trong cơ thể. Từ đó cơ thể có thể tránh được các tác nhân gây ra bệnh tiểu đường.
- Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da: Với lợi thế có nguồn vitamin dồi dào, quýt sẽ có tác dụng làm sáng da, mờ sẹo, giúp ngăn ngừa các nếp nhăn, phục hồi và tái tạo lại làn da.
- Tốt cho thị lực mắt: Với nhiều chất beta-carotene và vitamin A có trong quýt có tác dụng bảo vệ mắt không bị cận thị, thoái hóa điểm vàng… mang lại cho bạn một đôi mắt sáng hơn.
- Giúp da đầu khỏe mạnh: Trong quýt có chứa chất chống oxy hóa, vitamin B12, và vitamin C. Giúp da đầu luôn được dưỡng ẩm, bóng mượt, chắc khỏe và giảm thiểu rụng tóc.
Lưu ý khi ăn quýt dành cho người bệnh tiểu đường

Mặc dù quýt mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chỉ nên ăn 1 – 3 quả/ngày, không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nhiệt miệng, viêm răng, viêm khoang miệng.
- Tuyệt đối không được ăn quýt trong tình trạng đói bụng hay trước bữa ăn vì acid có trong quýt sẽ ảnh hưởng đến dạ dày đường ruột, gây viêm loét dạ dày.
- Không được ăn quýt vào buổi tối, khiến người bệnh đi tiểu đêm nhiều lần ảnh hưởng giấc ngủ của bạn.
- Trong vòng 1 sau khi ăn quýt, không được uống sữa. Vì hàm lượng protein có trong sữa và acid trong quýt sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa của cơ thể.
- Không nên ăn quýt với củ cải, sẽ ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp.
Chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, tránh việc ăn nhiều dẫn đến phản tác dụng
Như vậy, Vinamafs.com hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên. Kèm theo đó, bạn cũng cần duy trì chế độ luyện tập, uống thuốc và đi khám định kỳ theo chỉ định bác sĩ nhé.