Có thể đã nghe nhiều về tấn công DDOS hay còn gọi là tấn công từ chối dịch vụ hoặc đã từng là nạn nhân nhưng bạn lại không hề nhận ra điều này.
Xem thêm:
- Khái niệm Proxmox và lợi ích của môi trường ảo Proxmox
- Tìm hiểu chứng chỉ bảo mật là gì?
- Cách chỉnh mực đậm nhạt trên máy photocopy Ricoh
Thật khó để có thể phân biệt được các hoạt động mạng khác với việc tấn công từ chối dịch vụ, nhưng hãy lưu ý nếu nhận biết được dấu hiệu, bạn có thể hoàn toàn phân biệt được chúng. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn về DDOS và cách phòng chống DDOS một cách hiệu quả nhất.
DDOS là gì?
- “Tấn công bằng từ chối dịch vụ DoS là viết tắt của Denial of Service. Chính là hành động ngăn chặn những mối đe doạ tiềm ẩn có khả năng truy cập và kết nối vào một dịch vụ nào đó. Việc này dẫn đến làm tràn ngập mạng, mất kết nối với dịch vụ, kết quả cuối cùng là các máy trạm (Client) không thể truy cập dịch vụ từ máy chủ Server và chính vì thế Anti chống DDOS ra đời.” Nguồn: https://longvan.net
- Khi bị tấn công từ chối dịch vụ, kẻ tấn công nhằm vào máy tính và mạng máy tính mà ban đang dùng để ngăn cản bạn truy cập vào email, website, tài khoản trực tuyến, và các dịch vụ khác.
- DDOS được thực hiện từ việc tăng lượng truy cập trực tuyến từ nhiều nguồn máy chủ khác, khiến cho máy chủ bị cạn kiệt tài nguyên.
- Do được cộng hưởng từ nhiều nguồn tạo ra một làn sóng traffic từ việc lợi dụng những máy chủ khác, nên khi bị DDOS tấn công rất khó ngăn chặn.
Các kiểu tấn công DDOS phổ biến hiện nay
Các kiểu tấn công từ chối dịch vụ phổ biến hiện nay được chúng tôi liệt kê như sau:
- SYN FLOOD: Là kiểu tấn công khai thác điểm yếu trong chuỗi kết nối TCP, được gọi là bắt tay ba chiều
- UDP Flood: là viết tắt của User Datagram Protocol là một giao thức mạng không session, khi bị tấn công bạn, máy của bạn khi kiểm tra những ứng dụng thông qua những cổng ngẫu nhiên trên máy tính sẽ không tìm thấy ứng dụng nào.
- HTTP Flood: đây là hình thức tấn công gần giống như GET hoặc POST hợp pháp, được khai thác bởi một hacker. Có thể bắt máy chủ sử dụng nguồn lực tối đa , và sử dụng ít băng thông hơn so với những hình thức khác.
- Ping of Death: điều khiển các mã IP bằng cách gửi mã độc đến một hệ thống. Đây là hệ thống DDOS khá lỗi thời, và giờ đã không còn hiệu quả.
- Smurf Attack: đây là hình thức sử dụng một lượng lớn UDP vào mạng sóng của Router.
- Slowloris: cho phép kẻ tấn công sử dụng nguồn lực tối thiểu trong một cuộc tấn công và các mục tiêu trên máy chủ web, kiểu tấn công này được sử dụng phổ biến trong các hình thức tấn công chính trị và rất khó để giảm thiểu ảnh hưởng.
- Application Level Attack: Mục tiêu của loại tấn công này chính là những điểm yếu của ứng dụng chứ không phải máy chủ.
- NTP Amplification: chủ yếu khai thác các máy chủ NTP (Network Time Protocol), sử dụng một giao thức được sử dụng để đồng bộ thời gian mạng, làm tràn ngập lưu lượng UDP. Vì sử dụng băng thông khá lớn nên loại này có tính phá hoại lớn và volume cao.
- Advanced Persistent Dos (APDos): mục đích của hình thức tấn công này là gây ra những thiệt hại quan trọng. Thời gian có thể tùy thuộc vào khả năng của Hacker chuyển đổi các thủ thuật để tránh được bảo vệ an ninh.
- Zero-day DDos Attack: đây là hình thức tấn công DDOS khá mới và tận dụng những lỗ hổng chưa được vá.
Cách phòng chống tấn công DDOS hiệu quả
Có rất nhiều cách tấn công khác nhau, chính vì thế để tránh trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công DDOS cần áp dụng những biện pháp cụ thể như sau:
- Sử dụng dịch vụ DDOS Protection Cloud do Long Vân cung cấp.
- Nếu có thể biết được ID của những tài khoản tấn công, bạn có thể tạo sách quản lý truy cập trong tường lửa để chặn những IP này, với cách làm này bạn có thể chặn IP từ một quốc gia, nếu cần.
- Giám sát lưu lượng truy cập của bạn: Bạn có thể kiểm tra những mạng lưới nhỏ của hacker trong những vụ kiểm tra năng lực mạng lưới trước khi tấn công.
- Thiết lập nhiều server, mua thêm băng thông, và dùng các biện pháp cân bằng tải tốt hơn
- Tối ưu web server để tiếp nhận lượng truy cập nhiều hơn
- Thiết lập tính năng chống mạo danh IP
- Thêm dịch vụ chống DDOS.
- Chặn ICMP của router
Với những cách phòng chống sự tấn công từ chối dịch vụ mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết, hy vọng có thể giúp ích được cho bạn trong việc phòng chống sự xâm hại, tấn công từ DDOS hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhé.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 37/2/6 Đường 12, P. Bình An, Q.2, P. Bình An, Quận 2, Hồ Chí Minh
- Hotline: 028 7303 9168
- Email: sale@longvan.net
- Website: https://longvan.net
Tác giả: Hường Ngô
Nguồn: https://vimanafs.com